Ngày đăng: 09:11 AM 30/11/2015 - Lượt xem: 3592
Hằng năm, cứ mỗi khi mùa tuyển sinh đến, khi các sĩ tử bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành lấy một vị trí ở giảng đường thì cũng là lúc các phụ huynh cũng khăn gói lên đường theo con để tiếp sức. Để rồi có những câu chuyện của những người cha, người mẹ ở trước trường thi khiến bao người phải rơi nước mắt.
Râu dài đưa đón tóc xanh
Những phụ huynh, thí sinh và các sinh viên tình nguyện tại hội đồng thi Đại học Khoa học Tự nhiên trong đợt thi đầu tiên kỳ thi ĐH-CĐ 20011 rất ấn tượng với một ông cụ râu dài quá ngực đưa sĩ tử đi thi. Tưởng rằng ông đưa cháu nội đi, nhưng ông Trần Đào Lộc cười xòa: “Con út tôi đấy, tên cháu là Trần Anh Bảy, cũng là con thứ bảy trong nhà. Nó là đứa út nên được bố mẹ thương nhất”. Nhà ông Lộc ở Lâm Hà, Lâm Đồng, đưa con đi thi, trọ học cùng con, tuổi đã cao đứng giữa cái nắng mệt nhoài của Sài Gòn, đôi mắt ông vẫn sáng lên niềm hy vọng khi nói về anh con trai út sau bao năm trui rèn ngày hôm nay đã trở thành sĩ tử để thực hiện ước mơ cả đời của mẹ cha.
Râu dài quá ngực, ông Lộc đau đáu nhìn vào trường thi với nhiều hy vọng
Thấp thỏm chờ tin con lúc tan trường thi
Ông Liều Nhữ Phát, người Hoa, có con là Liều Như Long thi ngành Công nghệ thông tin lại ở trong một hoàn cảnh khác. Nhà ông Phát làm rẫy điều ở Định Quán, Đồng Nai. Vợ yếu, 3 đứa con còn đi học. Thương bố mẹ, các con ông đều nỗ lực để học hành thành tài rồi có cơ hội đổi đời cha mẹ. Ông Phát cười: “Vợ bị bệnh, ở nhà các cháu cũng vất vả lắm. Nhưng rồi cháu lớn cũng vào được Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai. Cháu hôm nay đi thi là cháu thứ hai. Cha con trọ học ở Thủ Đức, lên trường thi từ sáng sớm, trưa đến thì xin cơm chay của nhà chùa ăn. Kể casino online mà cháu nó thi đậu, nhà tôi cũng sẽ cực hơn nhiều, nhưng mà có niềm vui nào của mẹ cha mà lớn hơn niềm vui được nhìn con cái nên người đâu”.
Ông Liều Nhữ Phát chờ con trai với hai hộp cơm chay xin được
“Nghĩ đến ba đợi nắng nên em cố làm thật tốt”
Cơn nắng nóng suốt buổi thi sáng 4/7 khiến những phụ huynh đưa con đi thi ĐH ở TP.HCM thêm phần vất vả. Trong cái dáng mệt mỏi uể oải vì thời tiết, những đôi mắt cứ đau đáu về phía trường thi như chờ đợi để nhìn được nụ cười tươi tắn của con em sau giờ thi.
Thời tiết ngày thi đầu tiên ở TP.HCM không được thuận lợi khi nền nhiệt độ lên rất cao, nhất là lúc kết thúc giờ thi. Tâm sự về đứa con, bác Hoàng Sỹ Hưng nói: “Con bé nhà tôi nó chịu khó lắm, không biết cháu làm bài có tốt không nhưng tôi luôn tự hào về nó. Đời tôi vất vả nhiều rồi, có đội thêm chút nắng gió để con đạt được ước mơ thì mấy cũng chịu được”.
Bất chấp trời nắng to, phụ huynh vẫn chờ đợi trước cửa các hội đồng thi và hy vọng
Ông Trần Đức Hùng, ở Tây Ninh cười bảo: “Đây là lần thứ 3 tôi đưa con đi thi đại học, hết thằng đầu, thứ hai rồi nay đến nó. Đứa này là đứa út, lại là con gái nên tôi càng thương hơn”.
Niềm thương yêu của ông Hùng như truyền hẳn sức mạnh cho đứa con, nên khi tan giờ thi, thí sinh Trần Thị Hiếu chạy ra ôm chầm lấy bố: “Môn này con làm tốt lắm, nếu không có gì thì kỳ này chắc đỗ rồi”. Quay sang chúng tôi, em nói tiếp: “Em làm bài mà nghĩ đến ba đội nắng chờ em nên cố làm thật tốt, để không phụ công ba sau 12 năm đèn sách”.
Những lo toan trong hạnh phúc
Trước cổng trường Đại học Tôn Đức Thắng và trường THCS Phú Mỹ, quận Bình Thạnh, nhiều phụ huynh do đưa đón con em từ sáng sớm nên đến giữa giờ thi đã ngủ la liệt ngay trên xe máy. Ông Hồ Tấn Nam, một phụ huynh, tâm sự có phần lo xa: “Tôi đưa sĩ tử đi từ 3 giờ sáng từ Biên Hòa xuống đấy. Cả đêm qua cả nhà không ai ngủ được, mà không dám gây tiếng động lớn, sợ mất giấc của cháu. Nó là con gái duy nhất, học cũng khá. Kỳ này nó mà thi đậu, học xa nhà, không có bố mẹ rồi không biết có xoay sở được cuộc sống không đây”.
Tranh thủ làm một giấc trong lúc chờ con em
Phụ huynh Nguyễn Thị Hài, đưa con từ Quảng Ngãi vào thi, lại có những nỗi niềm khác. Nhà bà Hài nghèo, cả nhà lại có tới 4 người con đều học giỏi. “Hai đứa đầu đã vào Đại học, con bé này là đứa thứ ba. Từ khi đứa thứ hai vào Sài Gòn, tôi và chồng đã phải bàn bạc rồi quyết định để cho tôi vào trong này ở cùng con, buôn bán dạo ở các công viên để kiếm tiền phụ thêm nuôi con. Hai đứa lớn đến giờ đều rất thương mẹ, ngoài giờ học đều đi làm thêm để cố gắng trang trải việc học”. Hy vọng các sĩ tử sẽ cố gắng để đền đáp lại những hy sinh không quản ngại của các bậc sinh thành.
Theo bưu điện Việt Nam